
Bảo hiểm là gì, một ngành dịch vụ đang phát triển rất mạnh mẽ và thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống cũng như tác động tới các ngành khác trong xã hội. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa thể xác định chính xác nguồn gốc ra đời của bảo hiểm. Điều được mọi người công nhận: Các hoạt động sơ khai mang tính bảo hiểm đã có từ rất lâu.
Contents
Nguồn gốc ra đời bảo hiểm là gì
Các hoạt động mang tính bảo hiểm đó đáp ứng nhu cầu bảo vệ cuộc sống con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, các nhu cầu cuộc sống trở nên đa dạng và phức tạp hơn: về quy mô, mức độ và cả thời gian. Theo đó, các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ấy cũng phát triển một cách tương ứng. Các dịch vụ này dần dần được quy định lại theo các tiêu chuẩn một cách chính thức, hợp pháp và có tên gọi chung là Bảo hiểm.
Các giai đoạn hình thành ngành bảo hiểm
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển của ngành Bảo hiểm đã trải qua các giai đoạn:
-
10 điều cần biết về bảo hiểm nhân thọ?
Bảo hiểm nhân thọ đã có từ rất lâu. Các công ty có tuổi đời trên 100 năm. Ở Việt Nam, công ty Manulife cũng đã trên 20 năm (Manulife VN thành lập năm 1999). Vẫn có những ý kiến và tranh cãi cho việc tham gia bảo hiểm nhân thọ. Vậy quyết định nên hay từ chối việc tìm hiểu gói bảo hiểm nhân thọ?
-
Điều kiện tham gia bảo hiểm nhân thọ như thế nào?
Điều kiện tham gia bảo hiểm nhân thọ không chỉ phụ thuộc vào tài chính, tuổi tác mà còn phụ thuộc rất quan trọng vào yếu tố sức khỏe. Bạn đủ tài chính để trả phí tham gia nhưng bạn không còn đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe để công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho bạn. Vậy có nên đợi thấy sức khỏe có vấn đề thì mới mua bảo hiểm?
-
Mua bảo hiểm nhân thọ như thế nào cho đúng và đáp ứng đủ nhu cầu?
Một khi đã hiểu về bảo hiểm nhân thọ và xác định tham gia thì việc chuẩn bị sẽ đơn giản hơn nhưng như thế nào là mua bảo hiểm nhân thọ đúng và đáp ứng đủ nhu cầu? Bạn cần liên hệ một chuyên gia tài chính giúp bạn lập và phân tích đúng nhu cầu tài chính để chọn lựa gói bảo hiểm phù hợp.
Giai đoạn dự trữ thuần túy
Hoạt động đáp ứng nhu cầu bảo vệ cuộc sống đầu tiên là dự trữ. Những bằng chứng lịch sử cho thấy: Từ rất xa xưa, con người đã ý thức được việc tự bảo vệ để tồn tại. Biểu hiện ý thức tự bảo vệ là việc dự trữ thức ăn phòng khi không kiếm được thức ăn. Ý thức dự trữ càng cao khi con người nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn từ thiên nhiên và những hoạt động của cuộc sống. Con người còn nhận ra rằng dự trữ có tổ chức theo nhóm sẽ hiệu quả hơn so với dự trữ cá nhân hoặc riêng lẻ.
Bảo hiểm là gì có thể sơ khai được lý giải bởi những người thợ đẻo đá ở Ai Cập Vào những năm 2.500 trước CN (hơn 4.000 năm trước đây). Người thợ đẽo đá xây dựng dễ gặp rất nhiều tai nạn. Những người thợ đẽo đá đã biết thiết lập quỹ dự trữ để giúp đồng nghiệp là nạn nhân của các vụ tai nạn. Cũng vào khoảng thời gian này, những người lái buôn đã cùng lập ra một quỹ chung để đảm bảo trường hợp hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển.
Giai đoạn cho vay nặng lãi
Xã hội ngày càng phát triển và các hoạt động của con người trở nên đa dạng hơn. Việc dự trữ thuần tuý không thể giải quyết đầy đủ nhu cầu của con người. Ví dụ, để có tiền chuẩn bị cho một chuyến hàng, người ta sẽ phải mất thời gian chờ cho đến khi tích góp đủ tiền để thực hiện chuyến hàng đó. Việc tích trữ này sẽ mất thời gian và làm mất cơ hội kinh doanh của những chủ hàng.
Một cách khác giải quyết vấn đề trên đã xuất hiện: Thay vì tự tích góp đến khi đủ tiền, nhà buôn có thể kiếm những người cho vay để có đủ tiền chuẩn bị cho chuyến hàng. Người cho vay sẽ nhận được một khoản lãi suất do người đi vay trả. Hình thức cho vay đặc biệt phát triển cùng với sự mở rộng thương mại và buôn bán giữa các các vùng, quốc gia.
Hình thức cho vay lãi suất cao ở Babylon (khoảng 1.700 năm trước CN) và Athen của Hy Lạp (khoảng 500 năm trước CN). Trường hợp hàng hoá bị mất trong quá trình vận chuyển, người đi vay sẽ không phải hoàn trả khoản tiền đã vay. Tuy nhiên, hình thức cho vay này lại nảy sinh một vấn đề: đó là mức lãi suất quá hà khắc, có thể lên đến 40%. Do vậy, nhà thờ và các hội tôn giáo đã can thiệp bằng các sắc lệnh để chấm dứt hoạt động cho vay nặng lãi. Song nhu cầu về tiền và sự đảm bảo cho chuyến hàng của các nhà buôn vẫn rất lớn. Đặc biệt khi giao thương buôn bán đang phát triển và mang lại lợi nhuận rất cao, các hình thức bảo đảm khác đã tiếp tục ra đời.
Giai đoạn thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của các bên
Để giải quyết nhu cầu về vốn cũng như nhu cầu giảm thiểu các thiệt hại lớn cho nhà buôn, hai phương pháp sau đây đã hình thành:
Hình thức cổ phần
Bảo hiểm là gì tiếp tục được giải đáp khi khoảng 2000 năm trước công nguyên, các thương gia người Trung Quốc đã cùng góp vốn, đi buôn. Hàng hoá của họ không để hết trên thuyền của một người mà được chia nhỏ ra để chuyên trở trên nhiều thuyền của nhiều người. Do vậy, khi gặp rủi ro như đắm tàu hoặc bị cướp biển, hàng hoá chỉ bị mất mát, thiệt hại trên một số thuyền, số còn lại vẫn về bến an toàn. Như vậy, thiệt hại của mỗi người không quá lớn.
Đây là một ví dụ cho hình thức cổ phần. Những chuyến hàng được thực hiện do sự đóng góp của nhiều người; mỗi người góp một phần nào đó vào chuyến hàng và chịu trách nhiệm theo phần đóng góp đó. Khi chuyến hàng về đến đích, lợi nhuận sẽ được chia cho mọi người theo tỷ lệ đóng góp cổ phần. Nếu chuyến hàng gặp rủi ro thì hậu quả thiệt hại cũng được chia sẻ cho nhiều người.
Hình thức này giảm được gánh nặng tổn thất – nếu gặp phải – cho một người và chia cho nhiều người cùng gánh chịu. Tuy nhiên, nó vẫn bộc lộ nhiều điểm yếu như: rất khó để có đủ người tham gia góp cổ phần cho một chuyến hàng; phải dàn xếp thỏa thuận chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi…
Hình thức bảo hiểm bởi một bên độc lập
Một hình thức vừa giúp giảm thiểu những thiệt hại lớn có thể gặp phải, vừa tránh được việc phải mất quá nhiều thời gian để tập trung vốn, kêu gọi đóng góp cổ phần, dàn xếp chia sẻ trách nhiệm cho các nhà buôn… đã ra đời và phát triển. Đó là hình thức bảo hiểm bởi một bên độc lập.
Những thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên xuất hiện gắn liền với hoạt động giao lưu, buôn bán hàng hoá bằng đường biển. Những thỏa thuận bảo hiểm trong lĩnh vực hàng hải có nội dung cơ bản sau: Một bên nhà buôn/chủ tàu (bên thứ nhất) chấp nhận trả một khoản tiền nhất định cho một bên độc lập (cty bảo hiểm: bên thứ hai): nếu hàng hoá, tàu thuyền không đến được nơi giao hàng do một số nguyên nhân nhất định thì bên thứ hai sẽ trả bên thứ nhất một khoản tiền nhằm bù đắp cho những thiệt hại đã xảy ra. Như vậy, bảo hiểm hàng hải là sự khởi đầu của ngành bảo hiểm.
Bản hợp đồng bảo hiểm cổ nhất còn lưu lại được phát hành tại Genoa – Ý vào năm 1347. Sau đó, cùng với “cuộc cách mạng thương mại” vào thế kỷ 14, 15 thúc đẩy sự mở rộng vận tải hàng hải, bảo hiểm hàng hải cũng phát triển mạnh mẽ.
Đến đây, bảo hiểm là gì đã được đủ ý nghĩa. Đó là nhu cầu được đảm bảo, an toàn cuộc sống của con người trước những sự kiện tương lai. Mặc dù thời điểm đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng người ta đã có một số điểm nhất trí về sự ra đời và phát triển của bảo hiểm là nhu cầu cấp thiết về an toàn của con người trong cuộc sống. Công ty Bảo hiểm hàng hải là loại hình bảo hiểm chính thức đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm. Sau đó, lần lượt là sự xuất hiện của các loại hình bảo hiểm:
- Bảo hiểm phi nhân thọ: là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm nhân thọ: là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Thiên Sứ Bảo Hiểm tự hào là dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả
- Địa chỉ: tòa nhà WMC, 102ABC Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
- 0918297329
- cskh@thiensubaohiem.com
- 24/7: bất cứ lúc nào bạn cần