0918297329

cskh@thiensubaohiem.com

102ABC Cống Quỳnh

Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

    24/7
(hãy để lại yêu cầu bất cứ lúc nào)

Thời gian làm việc

06/03/2020
Đăng bởi : thiensubaohiem Chuyên mục : Tin Tức

Lần đầu làm cha mẹ, quá trình phát triển của con yêu sẽ là hành trình cha mẹ dần làm quen với những điều mới mẻ nhưng không kém phần thú vị và tuyệt vời. Sinh con đầu lòng niềm hạnh phúc và cũng không lắm thách thức.

Cảm nhận một sinh linh bé bỏng đang hình thành, lớn lên từng ngày của thai kỳ là niềm vui, hạnh phúc của bất cứ ông bố bà mẹ nào. Sinh con đầu lòng bạn sẽ phải trang bị rất nhiều kiến thức: về tâm sinh lý, về thai kỳ, sinh con và sức khỏe bản thân để có thể chăm sóc tốt cho mẹ và bé ngay từ trong bụng mẹ cho đến khi chào đời. Để không bỡ ngỡ với việc lần đầu làm cha mẹ hãy chuẩn bị cho mình 3 điều hữu ích:

Chuẩn bị tâm lý và trang bị kiến thức trước thai kỳ

Giai đoạn trước thai kỳ: giai đoạn bạn đã có kế hoạch sinh con, bạn cần chuẩn bị tâm lý thật kỹ, trang bị đầy đủ các kiến thức, hiểu và nắm rõ hành trình xuất hiện và lớn khôn của con cũng như những thay đổi của bản thân. Chẳng hạn: khi mang thai, mẹ sẽ đối mặt với rất nhiều thay đổi về tâm lý từ bất an, mệt mỏi đến lo lắng. Do đó, hãy tạo một tâm lý thoải mái để bạn sẵn sàng đồng hành cùng con trong 9 tháng thai kỳ.

Khi mang thai vấn đề sức khỏe là cực kỳ quan trọng. Bạn không thể đón chào bé yêu bằng một sức khỏe yếu. Trước khi có kế hoạch mang thai, người mẹ nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát. Điều này giúp bạn nắm rõ tình trạng cơ thể, chế độ dinh dưỡng… và nhất là phát hiện, điều trị kịp thời các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến bé yêu khi mang thai như thiếu máu, bệnh tiểu đường, lao phổi….

Ngoài ra, nếu đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn phải dừng lại trước khi có thai ít nhất là 2 – 3 tháng. Đối với người làm cha, hãy cân đối lại chế độ ăn uống, tăng cường tập thể dục, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… Điều này sẽ làm tăng khả năng thụ thai và chất lượng tinh trùng.

Bên cạnh đó, tài chính cũng là điều không thể xem nhẹ khi bạn sinh con đầu lòng. Bố mẹ cần phải xây dựng một nền tảng ngân sách vững chắc ngay từ khi có kế hoạch sinh con. Những tháng thai kỳ, bạn sẽ cần tiền để dùng cho nhiều việc khám thai, siêu âm, tiêm chủng, mua sắm quần áo đồ dùng và chế độ dinh dưỡng cho mẹ. Do vậy bố mẹ hãy có kế hoạch tiết kiệm ngay để có thể chủ động về mặt tài chính.

Ngoài ra cần tìm hiểu thêm một số dấu hiệu có thai sớm nhất  ở người mẹ, để bạn biết gia đình sắp có thêm thành viên mới. Vd: người mẹ: thân nhiệt cao hơn bình thường, ngực căng, thường xuyên bị chuột rút, mệt mỏi, nhạy cảm với mùi… Lúc này bạn có thể sử dụng các dụng cụ thử thai để thử. Tuy nhiên, cách tốt nhất để xác định mẹ có em bé hay không là đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Chăm sóc sức khỏe trong các tháng thai kỳ

Chăm sóc sức khỏe là điều cực kỳ quan trọng trong suốt thai kỳ. Sức khỏe tốt đồng nghĩa với việc bé yêu khỏe mạnh.

  • Đặt lịch khám thai định kỳ

Đặt lịch khám thai định kỳ là điều bạn phải thực hiện, đồng thời bắt buộc tuân thủ trong các tháng thai kỳ để bạn nắm rõ hết những thay đổi và tình hình sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Đồng thời có thể kịp thời xử lý nếu có bất thường xảy ra trong quá trình thai kỳ.

Để đảm bảo an toàn và chính xác, bạn nên đến khám thai tại các cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ sản khoa uy tín. Bạn cần nắm rõ các mốc quan trọng của quá trình thai kỳ để thực hiện việc thăm khám và tiêm chủng đầy đủ nhất.

  • Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng

Trong những tháng thai kỳ, người mẹ sẽ có triệu chứng ốm nghén khiến việc ăn uống khó khăn. Để dễ hấp thụ, các mẹ nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ và nên ăn thêm bữa phụ. Đặc biệt, tránh tuyệt đối thức ăn gây ngộ độc khiến thai nhi bị ảnh hưởng.

Đừng quên thiết kế cho mẹ bầu một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng với sự đa dạng và đảm bảo về chất lượng thực phẩm. Người mẹ chú ý, đừng để mình suy dinh dưỡng nhưng cũng đừng biến mình thành thai phụ quá thừa cân.

Chăm sóc giai đoạn sau sinh

Để người mẹ phục hồi cơ thể sau sinh và bé yêu có một sự khởi đầu tốt nhất, chăm sóc sức khỏe giai đoạn hậu sản cần đặc biệt chú ý.

  • Đối với người mẹ

Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ bắt đầu khôi phục lại những thay đổi trong quá trình mang thai và sinh nở, đồng thời cần tạo sữa để nuôi con. Giai đoạn này người mẹ cần được nghỉ ngơi, thư giãn và kèm theo đó là một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng stress, trầm cảm sau sinh.

Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi các vấn đề như đau hậu sản, bàng quang, chảy máu, sa tử cung… để kịp thời có biện pháp xử lý.

  • Đối với bé sơ sinh

Chăm sóc trẻ sau sinh có thể xem là giai đoạn khó khăn đối với nhiều cặp bố mẹ, nhất là những người sinh con đầu lòng. Hãy chú ý đến giấc ngủ của bé, tuy nhiên nếu bé ngủ quá nhiều, tức hơn 16 tiếng mỗi ngày thì hãy xin tư vấn từ bác sĩ bởi có thể đây là một dấu hiệu nhiễm trùng.

Trong vòng 1 tuần sau khi chào đời, phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da. Đây là một hiện tượng sinh lý rất bình thường và nó sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Nhưng nếu thấy tình trạng vàng da kéo dài hãy gọi ngay cho bác sĩ để có phương án can thiệp, xử lý.

Chăm sóc con yêu là chặng đường có nhiều thử thách dành cho bố mẹ. Mỗi giai đoạn bé lớn lên là cả một sự thích ứng và thay đổi của bố mẹ. Khi lên kế hoạch sinh con, cha mẹ có thể cân nhắc tham gia một gói bảo hiểm phù hợp để sự chuẩn bị trở nên hoàn hảo hơn. Hãy tham khảo các quyền lợi bảo hiểm: bảo lãnh chi phí thăm khám thai kỳ, bảo lãnh chi phí sinh nở của bệnh viện hay quyền lợi đảm bảo tài chính ba mẹ cho đứa con bé bỏng trước bất kỳ biến cố cuộc sống… Ba mẹ mãi là điểm tựa vững chải của con, là tấm đệm để bé yêu không bị rơi tuột trong dòng đời cho dù biến cố cuộc sống có cuốn đi ba mẹ.

Để bé yêu chào đời an toàn và chu đáo, bố mẹ hãy lên kế hoạch thật kỹ nhé!


Thiên Sứ Bảo Hiểm tự hào là dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả

  •  Địa chỉ: tòa nhà WMC, 102ABC Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  •  0918297329
  •  cskh@thiensubaohiem.com
  •  24/7: bất cứ lúc nào bạn cần